The Japan Life

Giao lưu giúp mọi người tìm hiểu về Nhật Bản (日本文化又は日本人日常生活習慣などの知識を高める交流場)

Vấn nạn bỏ trốn của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản – Hậu quả – Gia hạn phạt lao động bỏ trốn

Bình luận về bài viết này


Tình trạng lao động bỏ trốn là một trong những “tì vết” khiến ngành xuất khẩu lao động thêm khó khăn trong việc mở rộng thị trường những năm qua. Có những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng này.

Cảnh báo thực tập sinh trốn tại Nhật

Thực tập sinh bỏ trốn vừa có nguy cơ mất quyền lợi, bị trục xuất về nước, còn bị xử phạt rất nặng.

Thị trường Hàn Quốc đóng cửa một thời gian vì tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tràn lan. Tiếp đến thị trường Đài Loan bị các công ty môi giới xuất khẩu lao động đẩy phí môi giới lên cao khiến cơ quan chức năng phải mở chiến dịch chấn chỉnh. Vì thế, ba năm nay, Nhật trở thành tốp đầu về thu hút thực tập sinh (TTS) Việt Nam đến làm việc, học tập. Dự kiến năm 2014, Nhật sẽ tiếp nhận trên 10.000 TTS Việt Nam nhưng thị trường này cũng đang đối mặt với nguy cơ TTS bỏ trốn.

“Cò” chiêu dụ bỏ trốn

Anh NNT, đang làm TTS trong ngành kỹ thuật tại Nhật gần hai năm nay, cho hay: Khi sang Nhật, anh được chủ sử dụng lao động bố trí nơi ăn ở rất chu đáo, công việc ổn định, thu nhập khá, vốn tiếng Nhật không ngừng nâng cao và hòa nhập được với môi trường làm việc. Dự kiến kết thúc ba năm hợp đồng về nước, trừ chi phí anh sẽ kiếm được số vốn hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số người từng quen biết tại Việt Nam lân la gạ gẫm anh bỏ trốn ra ngoài làm để có lương cao hơn.

 violation-300x225

Theo anh T., trốn ra ngoài làm có thu nhập rất cao khoảng 60 triệu đồng/tháng nhưng sẽ rất bấp bênh vì không được chủ sử dụng lao động bố trí chỗ ăn ở, không được đóng bảo hiểm và luôn sống chui nhủi, nơm nớp lo sợ cảnh sát bắt giữ, trục xuất về nước.

Tương tự, anh NĐH vừa chân ướt chân ráo sang Nhật được vài tháng nay cũng bị “cò” ráo riết “tiếp thị” trốn ra ngoài làm có thu nhập “khủng” thay vì 25 triệu đồng/tháng như hiện tại. Do đã có cam kết với công ty môi giới nên anh khéo léo từ chối. Theo anh H., mỗi phi vụ như vậy “cò” nhận tiền công môi giới cả hai bên, khoảng 10 triệu đồng ngay khi nhận tháng lương đầu tiên của người lao động và một khoản hậu hĩnh của người sử dụng lao động.

Mất trắng quyền lợi

Từ tìm hiểu thực tế, bà Dương Thị Thu Cúc, Giám đốc Công ty Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn Nhân lực, cho biết: Chiêu dụ được một lao động ra ngoài làm, “cò” ăn được hai bên bình quân 2.500 USD từ TTS và người sử dụng lao động. Còn hậu quả là TTS bị chủ sử dụng lao động chèn ép, bóc lột sức lao động, không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, thậm chí bị “xù” lương cũng chẳng dám kêu, đau ốm không dám vào bệnh viện vì chi phí rất cao.

Theo bà Cúc, các nghiệp đoàn tại Nhật cảnh báo nếu các công ty môi giới Việt Nam không kéo giảm được tình trạng TTS bỏ trốn thì họ sẽ chuyển hướng sang tuyển lao động Myanmar, Philippines vì lao động ở những nước này trung thành và không có thói quen lấy đồ vặt trong các siêu thị. “Cách nay chưa lâu, hai nữ TTS do công ty tôi đưa đi vào siêu thị lấy một cái cài tóc, camera phát hiện, ngay lập tức trong vòng 48 giờ họ bị trục xuất về nước. Đây là câu chuyện nhỏ nhưng cũng gây mất uy tín lớn của TTS Việt Nam với các nghiệp đoàn Nhật” – bà Cúc chia sẻ.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tích, Trưởng phòng Nghiệp vụ hồ sơ Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, cho biết: “Dù công ty đã sàng lọc hồ sơ, giáo dục, định hướng rất kỹ trước khi xuất cảnh nhưng năm 2013 vẫn có ba TTS do công ty đưa sang Nhật làm việc bỏ trốn. Qua vận động, chỉ có một TTS về nước. Lao động bỏ trốn chủ yếu là sắp hết hợp đồng. Công ty bị phía Nhật phạt rất nặng khi lao động bỏ trốn, 100 triệu đồng/lao động. Đồng thời bị đối tác cảnh báo sẽ cắt hợp đồng tiếp nhận TTS dù chỉ một lao động bỏ trốn”.

 Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước

Phạt tiền 80-100 triệu đồng

Cục đã tìm hiểu về tình trạng TTS bỏ trốn tại Nhật trong các năm gần đây khoảng 3%/năm. Nguyên nhân là do họ bị dụ ra ngoài làm sẽ được nhận lương cao hơn nhưng thực tế TTS lại bị bỏ rơi, công việc bấp bênh, không được bảo vệ quyền lợi, không được đóng bảo hiểm.

Về giải pháp chống trốn, Cục thường xuyên nhắc nhở các công ty môi giới phải phối hợp chặt chẽ với đối tác nhằm quản lý TTS tốt hơn. Riêng các công ty môi giới tại Việt Nam phải tuyển chọn, sàng lọc hồ sơ thật kỹ. Kế đến là giáo dục, huấn luyện, định hướng ứng viên để họ ý thức với nghề nghiệp, văn hóa và tránh sự cám dỗ khi sang Nhật làm việc.

Chế tài xử lý lao động vi phạm hợp đồng là khá nặng. Cụ thể, với hành vi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định sẽ bị phạt tiền 80-100 triệu đồng.

Phong Điền
Theo PLTP

Mời các bạn xem tiếp trang sau nhé:

Nguyên nhân bỏ trốn

Bình luận về bài viết này