The Japan Life

Giao lưu giúp mọi người tìm hiểu về Nhật Bản (日本文化又は日本人日常生活習慣などの知識を高める交流場)

Góc khuất tăm tối trong xã hội Nhật Bản đương đại

Bình luận về bài viết này


Khi gặp trục trặc trong cuộc sống, người Mỹ xả súng, giết người, người Nhật chọn cách rút lui lặng lẽ đứng bên lề xã hội như hikokomori hoặc tồi tệ nhất là tự tử.

Hệ thống chuẩn mực đã tồn tại và quy định nếp sống, sinh hoạt của xã hội Nhật nhiều năm qua, mang lại cho nước Nhật nhiều thành công nhưng cũng chẳng ít mặt trái. Điều này được phản ảnh qua bài viết của tác giả Ngọc Diệp, người đang học Thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế tại Nhật Bản.

Đạp xe chầm chậm trên những con phố quận Kanda và Asakusa, Jun lặng lẽ ngắm người qua lại. Dù trời vẫn chỉ đang mùa hè và đã tối, nhưng anh vẫn muốn kéo cao chiếc mũ áo sụp xuống che khuôn mặt càng nhiều càng tốt. Chẳng biết mình sẽ đi đâu, về đâu, Jun cứ thế đạp xe mãi. Ban ngày, Jun giam mình trong phòng kín, chỉ khi màn đêm buông xuống, anh mới đủ can đảm bước ra khỏi căn phòng mà anh đã giam mình trong đó suốt hơn mười năm qua.

Bỏ học khi chỉ mới 13 tuổi sau khi bị bạn bè ở trường tẩy chay, nhiều năm trôi qua, khi càng lớn lên, Hiro càng không biết mình sẽ sống như thế nào trong phần đời còn lại của mình. Hiếm khi bước ra khỏi căn phòng nhỏ bé ở ngoại ô Tokyo, Hiro dùng sách báo và tivi để cảm nhận về thế giới bên ngoài.

Còn với Kenji, dù đã 43 tuổi, nhưng cuộc sống của anh vẫn chẳng thay đồi nhiều so với hơn 20 năm trước đó. Anh chỉ nói chuyện duy nhất với mẹ, nhưng cũng chẳng thường xuyên, vì mẹ cũng chẳng nhiệt tình tiếp chuyện với anh. Anh sống trong thế giới của riêng mình, dù cũng muốn bước ra ngoài xã hội, nhưng anh thấy quá sợ hãi với thế giới bên ngoài cánh cửa kia.

1380788091828

Hơn 1 triệu người Nhật, trong đó 80% là nam giới, đang chọn cách sống như Jun, Hiro và Kenji. Họ chỉ giới hạn bản thân trong căn nhà đang sống, hiếm khi tiếp xúc với người lạ. Họ mang nỗi sợ hãi trong mình giống như một đứa trẻ bị bỏ lại giữa rừng hoang. Họ dành phần lớn thời gian chơi game, số khác lướt web. Có người uống rượu. Nhưng cũng có những người chẳng làm gì trong nhiều tháng, nhiều năm.

Không thể đi làm, chẳng thể đi học, quá sợ hãi khi giao tiếp với người lạ, họ đã không thể bám được vào với “ đường băng chuyền” đưa những đứa trẻ Nhật qua những năm học phổ thông, đến đại học, vào các công ty, tập đoàn. Hệ thống chuẩn mực đã tồn tại và quy định nếp sống, sinh hoạt của xã hội Nhật nhiều năm qua, mang lại cho nước Nhật nhiều thành công nhưng cũng chẳng ít mặt trái. Dù bộc lộ quá nhiều khuyết điểm, nhưng thay đổi chuẩn mực một xã hội thành công, là điều cực kỳ khó.

Trong tiếng Nhật, Jun, Hiro, Kenji được gọi với cái tên hikikomori.

Hikikomori dùng để nói đến những người chủ động rời bỏ xã hội và khép mình trong thế giới riêng. “hiku” có nghĩa là kéo, komori trong tiếng Nhật là nghỉ ngơi. Dịch đơn giản, hikikomoro có nghĩa “tự rút lui và nghỉ ngơi”.

Theo các bác sỹ, họ không gặp vấn đề về rối loạn tâm lý, cũng không trầm cảm. Họ vẫn theo dõi thế giới, nhiều người trong số họ rất thông minh, cảm nhận về xã hội còn tốt hơn nhiều người đang đi làm công ăn lương hay cả một vài chính trị gia. Chỉ đơn giản, họ không còn muốn bước ra thế giới bên ngoài. Khi phải bước ra thế giới bên ngoài, họ không chịu nổi ánh mắt soi mói chê bai của người khác, chỉ duy nhất căn phòng cá nhân mang lại cho họ cảm giác an toàn và làm chủ cuộc sống.

 

Mời các bạn xem tiếp trang sau

Bình luận về bài viết này